CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI HỌC VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

  • Lê Thị Kim Sơn
  • Nguyễn Quốc Chỉnh
  • Lê Thanh Hà
  • Đỗ Kim Yến

Tóm tắt

      Nghiên cứu này tập trung đánh giá cảm nhận của người học về tài sản thương hiệu ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới tài sản thương hiệu đào tạo Ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh từ phía người học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đánh giá của người học đối với tài sản thương hiệu ngành ở mức trung bình. Trong đó, sự chuyên sâu và cơ hội việc làm sau khi ra trường là hai yếu tố được đánh giá thấp hơn so với hai yếu tố đội ngũ cán bộ giảng dạy và tính thực tiễn. Kết quả nghiên cứu thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy danh tiếng của trường và khoa được đánh giá tăng lên nếu trường có bề dày lịch sử, chất lượng đầu vào cao, chất lượng đầu ra đảm bảo và trường có lợi thế về một ngành đặc thù. Yếu tố triển vọng công việc sau khi ra trường chịu sự ảnh hưởng của các biến như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, giá trị văn bằng, tính linh động trong việc chuyển đổi công việc và định hướng của gia đình người học. Đồng thời, kết quả chạy mô hình của biến sở thích, xu thế và giới tính cho thấy các yếu tố này có ảnh hưởng một phần đến yếu tố cá nhân người học. Cuối cùng, yếu tố chất lượng đào tạo có thể bị ảnh hưởng bởi nhân tố cơ sở vật chất, trình độ của giảng viên, phương pháp giảng dạy, chất lượng thi cử, cách thức đánh giá sinh viên và sự duy trì các hoạt động định hướng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-29
Chuyên mục
KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN