SỬ DỤNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY LỚP MỎNG TẾ BÀO TRONG NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA CÂY SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) IN VITRO

  • Vũ Thị Hiền
  • Vũ Quốc Luận
  • Nguyễn Phúc Huy
  • Nguyễn Bá Nam
  • Nguyễn Thị Kim Loan
  • Nguyễn Thanh Sang
  • Vũ Thị Thủy
  • Nguyễn Hồng Hoàng
  • Thái Xuân Du
  • Dương Tấn Nhựt

Tóm tắt

     Trong nghiên cứu này, sự phát sinh hình thái từ lớp mỏng tế bào (TCL) mẫu lá, cuống lá và thân rễ sâm Ngọc Linh in vitro đã được khảo sát. Mẫu được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 30 g/l sucrose, 8 g/l agar, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (NAA, 2,4-D, BA và TDZ riêng lẻ hoặc kết hợp). Sau 10 tuần nuôi cấy, kết quả thu được cho thấy, mẫu lá tTCL_L, mẫu cuống lá lTCL_C, mẫu thân rễ tTCL_R đều cho sự phát sinh phôi, mô sẹo, rễ, trong khi mẫu cuống lá tTCL_C chỉ cho sự phát sinh mô sẹo và rễ. Trong đó, tỷ lệ phát sinh phôi cao nhất (89,6%), tỷ lệ phát sinh mô sẹo cao nhất (91 - 98,8%), tỷ lệ phát sinh rễ cao nhất (98,8%) đã được ghi nhận tương ứng khi mẫu lá tTCL_L được nuôi cấy trên môi trường bổ sung 2,0 mg/l NAA và được đặt dưới điều kiện chiếu sáng 16 h/ngày; lá tTCL_L, cuống lá tTCL_C, lTCL_C, thân rễ tTCL_R được nuôi cấy trên môi trường có bổ sung 2,4-D kết hợp với BA dưới điều kiện chiếu sáng 16 h/ngày, điều kiện tối hoàn toàn; môi trường có bổ sung 1,0 mg/l NAA đặt trong điều kiện tối hoàn toàn. Điều

kiện chiếu sáng có tác động đáng kể lên khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy. Việc sử dụng đèn huỳnh quang chiếu sáng 16 h/ngày phù hợp cho khả năng phát sinh phôi của mẫu cấy, những phôi thu được có dạng hình cầu, hình tim, hình thủy lôi và cả dạng lá mầm. Ngược lại, điều kiện tối lại kích thích sự hình thành rễ và mô sẹo tốt hơn. Rễ thu được có màu trắng đục, có phân nhánh, trong khi mô sẹo lại xốp và có màu vàng nhạt.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-29
Chuyên mục
KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ