Phân tích hệ thống nông lâm kết hợp tại Bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

  • Tran Nguyen Bang
  • Ngo The An

Tóm tắt

     Nghiên cứu này tập trung phân tích hệ thống nông lâm kết hợp tại bản Diềm, thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát theo ba nhóm tiêu chí là trữ lượng carbon, hiệu quả kinh tế và đặc điểm sinh kế của người dân. Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê tại địa phương kết hợp với điều tra thực tế, bao gồm phỏng vấn hộ gia đình, thảo luận nhóm người dân và đo sinh khối rừng. Kết quả phân tích cho thấy tại địa bàn nghiên cứu có hai loại hệ thống nông lâm kết hợp chính là mô hình truyền thống và mô hình cải tiến; Hiệu quả kinh tế của những loại hình sử dụng đất thuộc các hệ thống nông lâm kết hợp đều có giá trị lợi nhuận ròng NPV dương. Sinh kế của người dân địa phương phụ thuộc chủ yếu vào trồng sắn, trồng keo, và chăn nuôi; Thu nhập ròng trong trồng Mét và Keo dao động từ 6 – 18 triệu đồng/ha trong khi đó thu nhập ròng từ trồng sắn chỉ đạt 2,5 triệu đồng/ha. Hiệu quả môi trường của các mô hình nông lâm kết hợp được thể hiện quả trữ lượng carbon bề mặt với mức dao động từ 12,17 - 84,58 tấn/ha. Những ô tiêu chuẩn có giá trị carbon bề mặt thấp thường có tre nứa chiếm ưu thế và rất ít cây thân gỗ. Đề xuất cho giải pháp phát triển các mô hình nông lâm kết hợp cho bản Diềm bao gồm (i) nâng cao lợi ích từ các khu vực quy hoạch canh tác nương rẫy; (ii) thực hiện giao đất lâm nghiệp hoặc thực hiện hợp đồng bảo vệ rừng và phát triển vườn nhà và vườn rừng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-29
Chuyên mục
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG