ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT KHOAI LANG TÍM NHẬT (Ipomoea batatas Lam.) TRÊN ĐẤT PHÈN Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

  • Lê Thị Thanh Hiền
  • Lê Vĩnh Thúc
  • Trương Thị Minh Tâm
  • Nguyễn Bảo Vệ

Tóm tắt

      Kali là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng có vai trò rất lớn đối với sự phát triển và tăng năng suất khoai lang. Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng và năng suất khoai lang Tím Nhật (Ipomoea batatas Lam.) trên đất phèn ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long được thực hiện nhằm tìm ra liều lượng bón kali thích hợp để khoai lang sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 7 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 35m2 (7 x 5m). Các nghiệm thức là 100kg N/ha và 80kg P2O5/ha kết hợp với 5 liều lượng kali (0, 100, 150, 200 và 250kg K2O/ha) và nghiệm thức bón 80 - 250kg K2O kết hợp với 2 liều lượng đạm (125kg N/ha và 187kg N/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy bón kali ở mức 200kg K2O/ha kết hợp với 100kg N/ha và 80kg P2O5/ha khoai lang Tím Nhật có năng suất củ thương phẩm đạt 30,7 tấn/ha, tăng gần 57,4% so với với nghiệm thức chỉ bón 100kg N/ha và 80kg P2O5/ha và tăng 31,2% so với tập quán bón kali của nông dân (bón 100kg K2O/ha). Vì vậy, trong canh tác khoai lang Tím Nhật trên đất phèn ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long nông dân có thể bón K ở mức 200kg K2O/ha kết hợp với 100kg N/ha và 80kg P2O5/ha.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-29
Chuyên mục
NÔNG HỌC