Thương mại quốc tế và năng suất nông nghiệp: Bằng chứng từ các nước kém phát triển

  • Nguyen Anh Duc
  • Nguyen Huu Tuyen

Tóm tắt

      Xét trên nhiều góc độ, sản xuất nông nghiệp là cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế của các nước kém phát triển (LDCs). Trong khi thương mại quốc tế được xem như là một trong những yếu tố chính cho sự tăng trưởng, thực tế việc dựa nhiều vào xuất khẩu các sản phẩm thô và có thể không được hưởng lợi nhiều từ thương mại có thể làm tăng các mối lo ngại về tác động của thương mại đối với sự phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển. Trong bài báo này, phương pháp hồi quy với biến công cụ được sử dụng để đảm bảo rằng ước lượng ảnh hưởng của thương mại đến năng suất nông nghiệp là đáng tin cậy và không bị chệch. Các biến công cụ, ở đây là các tô tài nguyên (resource rents), là một yếu tố quan trọng trong việc xác định các chỉ số xuất nhập khẩu, đặc biệt trong trường hợp các nước kém phát triển. Kết quả độ bán co dãn chỉ ra rằng nếu thương mại tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng năng suất nông nghiệp sẽ giảm khoảng 0,23% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả ước lượng này có ý nghĩa về mặt thống kê và chỉ ra rằng việc mở rộng thương mại không giúp cải thiện năng suất nông nghiệp ở các nước kém phát triển.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-19
Chuyên mục
KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN