NGHIÊN CỨU CẢM ỨNG VÀ NUÔI CẤY RỄ BẤT ĐỊNH CÂY BA KÍCH (Morinda officinalis How)

  • Ninh Thị Thảo
  • Nguyễn Thị Phương Thảo
  • Nguyễn Thị Thùy Linh
  • Nguyễn Tuấn Minh
  • Nguyễn Quỳnh Chi
  • Trần Thị Anh Đào

Tóm tắt

      Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tạo nguồn rễ bất định cây ba kích in vitro và bước đầu khảo sát một số yếu tố đến sự tăng trưởng rễ bất định. Đoạn thân và lá cây ba kích được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung á-NAA, IAA và IBA với 5 nồng độ khác nhau (0,1-1,0 mg/l) để cảm ứng tạo rễ bất định. Kết quả cho thấy, α-NAA thể hiện hiệu quả tạo rễ bất định từ đoạn thân cây ba kích tốt hơn so với IAA và IBA. Tỉ lệ đoạn thân tạo rễ đạt cao nhất (100%) trên môi trường bổ sung 0,75 mg/l α-NAA. Khác với vật liệu đoạn thân, mô lá cây ba kích hoàn toàn không cảm ứng tạo rễ bất định trên môi trường MS + 0,75 mg/l α-NAA sau 4 tuần nuôi cấy. Khả năng tăng trưởng của rễ bất định cây ba kích trên môi trường nền B5 cao hơn so với môi trường nền MS. Bổ sung α-NAA, IAA và IBA vào môi trường nuôi cấy có tác dụng thúc đẩy sự tăng sinh khối rễ bất định ba kích. Môi trường B5 + 1,0 mg/l α-NAA là thích hợp nhất cho nuôi cấy rễ bất định ba kích, cho khối lượng rễ tươi đạt được cao nhất (1,264 g) sau 12 tuần nuôi cấy. Từ khóa: Ba kích, rễ bất định, α-NAA, IAA, IBA.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-07-30
Chuyên mục
KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ