Phát triển dòng lúa (Oryza sativa L.) chống chịu ngập thông qua khai thác nguồn gen Sub1 để chuyển vào giống lúa địa phương và dòng cải tiến

  • Nguyen Thi Lang
  • Nguyen Thanh Hoa
  • Pham Thi Thu Hà
  • Nguyen Van Hieu
  • Nguyen Ngoc Huong
  • Bui Chi Buu
  • Russell Reinke
  • Tran Bao Toan
  • Abdelbagi M. Ismail
  • Reiner Wassmann

Tóm tắt

      Phát triển dòng lúa chống chịu ngập hoàn toàn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện suốt 3 năm thông qua dự án CLUES. 85 giống lúa cao sản và 84 dòng con lai từ tổ hợp lai hồi giao (BC3F3) của cặp lai OM1490/IR64 Sub1 đã được nghiên cứu về năng suất và tính chống chịu ngập. Đánh giá kiểu hình được thực hiện vào 3 giai đoạn sinh học của cây lúa: giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn lúa trỗ. Kết quả từ sự phân ly khác nhau và biến thiên di truyền cho thấy tính trạng chống chịu ngập có nền tảng di truyền phức tạp. Tất cả các dòng lúa được đánh giá trong 2 điều kiện có ngập và không ngập. Hệ số tương quan giữa mật độ sống sót (%) và số chồi lúa tính trên 10 khóm lúa tương quan thuận rất có ý nghĩa r = 0,8880**. Hồi giao nhờ chỉ thị phân tử (MAB) được khai thác thành công trên nhiễm sắc thể số 9 với 10 chỉ thị phân tử SSRs. Trong số đó, chỉ có 3 chỉ thị cho kết quả đa hình rõ ràng liên kết với QTL mục tiêu. Thực hiện chọn giống nhờ chỉ thị phân tử giúp tìm ra các dòng lúa tối ưu, thông qua 3 chỉ thị phân tử viz. RM3269, RM5304 và RM1367 trên nhiễm sắc thể 9. Ba dòng triển vọng đã được chọn từ quần thể hồi giao BC3F3 của cặp lai OM1490/IR64 Sub1 là dòng số 26, 38 và 50 chịu ngập tốt thông qua kết quả đánh giá kiểu gen và đánh giá kiểu hình.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-07-23
Chuyên mục
NÔNG HỌC