PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

  • Đào Xuân Thắng
  • Nguyễn Phượng Lê

Tóm tắt

       Khai thác hải sản là nghề có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh, chủ quyền trên các vùng biển nước ta. Tuy nhiên, nguồn lợi và năng suất khai thác, đặc biệt là nguồn lợi ven bờ đang có xu hướng giảm trong khi đánh bắt xa bờ chưa phát huy được thế mạnh do thiếu dịch vụ hậu cần nghề cá. Mặc dù chính phủ và các địa phương đã đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở các vùng khai thác trọng điểm và các tỉnh, song dịch vụ hậu cần nghề cá trên các vùng biển nước ta vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển. Chẳng hạn: hệ thống cảng cá/bến cá, các cơ sở sửa chữa/đóng mới tàu cá, cùng với các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho hoạt động khai thác, thu mua, kinh doanh nguyên liệu, thông tin ngư trường vừa thiếu, yếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp cần thiết, bài viết tập trung luận giải cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và phân tích những kinh nghiệm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá ở trong và ngoài, trên cơ sở đó rút ra một số bài học cho phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-05
Chuyên mục
KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN