ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC XƠ VÀ NGUỒN XƠ TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN PHÁT THẢI NITƠ, PHÔTPHO, HYDRO SULFUA, AMMONIAC VÀ KHÍ NHÀ KÍNH TỪ CHẤT THẢI CỦA LỢN THỊT

  • Tran Thi Bich Ngoc
  • and Pham Kim Dang

Tóm tắt

     Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của mức xơ và nguồn xơ trong khẩu phần ăn đến phát thải nitơ, photpho, hydro sulfua, ammoniac và khí nhà kính từ chất thải của lợn thịt. Tổng số 24 lợn con (giống ngoại) có khối lượng ban đầu 24 ± 0,25 kg được nuôi cá thể trong chuồng nuôi với diện tích 0,8m x 2,2 m. Thí nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn với 2 nhân tố là mức xơ (mức cao và thấp) và nguồn xơ (bã đậu phụ và bã dầu dừa) với 6 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, ở giai đoạn sinh trưởng, lợn ăn khẩu phần xơ thấp có giá trị pH chất thải cao hơn và N bài tiết thấp hơn so với lợn ăn khẩu phần xơ cao (P > 0,05). Mức xơ và nguồn xơ không ảnh hưởng đến vật chất khô (VCK) chất thải, hàm lượng N và P trong chất thải, và lượng VCK và P bài tiết (P > 0,05). Sự phát thải khí CH4 ở khẩu phần khô dừa cao hơn so với khẩu phần bã đậu phụ. Tăng hàm lượng xơ trong khẩu phần đã làm tăng phát thải khí CH4, CO2 và làm giảm phát thải khí NH3 (P > 0,05). Ở giai đoạn vỗ béo, đặc tính hóa học của chất thải hay lượng N và P bài tiết không bị ảnh hưởng bởi mức xơ và nguồn xơ trong khẩu phần (P > 0,05). Lượng khí NH3 phát thải ở lợn ăn khẩu phần bã đậu phụ cao hơn so với ở lợn ăn khẩu phần khô dừa (P > 0,05). Mức xơ trong khẩu phần không có tác động đến sự phát thải khí H2S và CO2 (P > 0,05). Tăng hàm lượng xơ trong khẩu phần đã làm tăng sự phát thải khí CH4, trong khi đó giảm hàm lượng xơ trong khẩu phần lại làm tăng sự phát thải khí NH3 (P > 0,05).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-02
Chuyên mục
CHĂN NUÔI - THÚ Y - NUÔI TRỒNG THỦY SẢN