10. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

  • Hòa Kiều Thị
  • Thảo Phạm Phương
Từ khóa: Chất thải rắn sinh hoạt; Đảo Cát Bà; Huyện Cát Hải; Thành phố Hải Phòng.

Tóm tắt

Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Năm 2004 được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch, dịch vụ biển, kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có vấn đề về chất thải rắn sinh hoạt. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nên nghiên cứu tiến hành khảo sát, điều tra với cỡ mẫu phù hợp để xác định: Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,99 kg/người/ngày, ước tính được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 17,8 tấn/ngày; Thành phần 3 nhóm chất thải rắn sinh hoạt: Thực phẩm, tái chế/tái sử dụng, khác tại các điểm tập kết rác (đại diện cho khu dân sinh, khu dịch vụ, khu du lịch) là M1; M2; Vườn quốc gia lần lượt như sau: (31,42 % ; 61,92 % ; 6,66 %); (40,47 % ; 58,17 % ; 1,36 %); (0 % ; 69,40 % ; 30,60 %). Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất được hai nhóm biện pháp gồm công nghệ, như: Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả khi thành công; Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, đổi mới phương tiện, thiết bị tại điểm tập kết để đảm bảo vệ sinh, an toàn; Đầu tư sử dụng công nghệ cao trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt và tuyên truyền, quản lý, giáo dục như thay đổi tư duy, cách tiếp cận trong quản lý.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-10
Chuyên mục
Bài viết