06. TIẾP CẬN ĐỊA KHÔNG GIAN TRONG ĐÁNH GIÁ PHÂN MẢNH MÔI TRƯỜNG SỐNG GẮN VỚI THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU UNESCO ĐẮK NÔNG, VIỆT NAM

  • Nhung Đỗ Thị
  • Vân Nguyễn Thị Thảo
  • My Nguyễn Thị Diễm
  • Phương Đặng Đỗ Lâm
  • Đào Bùi Thị Thúy
  • Mạnh Phạm Văn
Từ khóa: Địa không gian; Phân mảnh môi trường sống; Lớp phủ/sử dụng đất; Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, Việt Nam.

Tóm tắt

Sự phân mảnh môi trường sống, sự không đồng nhất và kết nối ở cả hai cấp độ lớp cảnh quan và toàn bộ cảnh quan sẽ cung cấp thông tin quan trọng trong bối cảnh quản lý môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Mặt khác, các số liệu cảnh quan dựa trên thông tin lớp phủ/sử dụng đất cho phép đặc tả được các mô hình cảnh quan và tính biến đổi của các đường ranh giới bị chi phối bởi động lực phân mảnh. Nghiên cứu này, đã phân tích sự phân mảnh môi trường sống đối với kết nối cảnh quan trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trong thời gian 20 năm (2003 - 2023) bằng cách sử dụng phép đo trắc lượng hình thái và lựa chọn được bảy chỉ số độ đo cảnh quan (LPI, PAFRAC, DCAD, TECI, LSI và SHDI) để định lượng sự thay đổi của các mẫu dạng cảnh quan. Kết quả cho thấy, sự gia tăng của các khu vực xây dựng cũng như mức độ đa dạng và phân mảnh cảnh quan trong khu vực Công viên địa chất góp phần phục vụ hiệu quả trong hoạt động ra quyết định quy hoạch bảo tồn và tổ chức không gian lãnh thổ cho phát triển kinh tế - xã hội.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-06
Chuyên mục
Bài viết