02. NGHIÊN CỨU NGƯỠNG CHỊU TẢI CỦA HỆ SINH THÁI SAN HÔ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬN CHÌM CHẤT NẠO VÉT Ở BIỂN

  • Dũng Lê Đức
  • Bình Nguyễn Thanh
  • Hiếu Phạm Văn
  • Tuấn Lê Xuân
Từ khóa: Hệ sinh thái san hô; Ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; Chất nạo vét; Biển Việt Nam.

Tóm tắt

 

Các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã chỉ ra hoạt động nhận chìm chất nạo vét ở biển ảnh hưởng đến hệ sinh thái san hô thông qua nồng độ trầm tích lơ lửng, ánh sáng và lắng đọng trầm tích. Các ảnh hưởng này làm cho hệ sinh thái san hô có nguy cơ bị phá hủy hoặc suy thoái nghiêm trọng. Mỗi loài san hô có ngưỡng chịu tải khác nhau đối với nồng độ trầm tích lơ lửng, theo kết quả nghiên cứu về ngưỡng chịu tải của rạn san hô của Úc đối với nồng độ trầm tích lơ lửng là thấp nhất với 3,3 mg/L và cao nhất là ở Florida là 165 mg/L. San hô có thể phản ứng chủ động hoặc thụ động, có nhiều loài và rạn san hô có khả năng sống sót với tốc lắng đọng trầm tích cao tới 100 mg/cm/ngày trong vài ngày đến vài tuần. Rạn san hô ở Ca-ri-bê trung bình có tốc độ trầm tích 10 mg/cm/ngày là thấp nhất và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cao nhất với 228 mg/cm/ngày. Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú với hơn 400 loài san hô cứng và hơn 220 loài san hô mềm. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích các ảnh hưởng của hoạt động nhận chìm đến hệ sinh thái san hô và đề xuất ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái san hô Việt Nam dưới tác động của hoạt động nhận chìm chất nạo vét ở biển.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-06
Chuyên mục
Bài viết