15. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NGUY CƠ BỆNH SỐT RÉT

  • Đức Nguyễn Danh
  • Vinh Trần Thị Tuyết
  • Lợi Nguyễn Văn
Từ khóa: Sốt rét; GIS; Nơron nhân tạo; Đắk Nông.

Tóm tắt

Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm nhiệt đới phổ biến tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê, năm 1991, Việt Nam có tới 1 triệu trường hợp mắc. Đến năm 2018, số lượng mắc chỉ còn 6780 người, nỗ lực của chính phủ là năm 2030 loại trừ bệnh sốt rét khỏi cộng đồng. Tuy nhiên, các tỉnh Trung, Tây Nguyên vẫn là điểm nóng của dịch sốt rét với đặc điểm về địa hình, dân cư và tập quán sinh hoạt của nhân dân. Trong công tác loại trừ bênh sốt rét, việc dự báo, phân vùng nguy cơ để lập các phương án đối phó là hết sức quan trọng. Bài báo này sử dụng GIS và công cụ máy học được áp dụng với các dữ liệu viễn thám, quan trắc tại khu vực Đắk Nông để thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ bệnh sốt rét. Nơron nhân tạo ANN (Artificial Neuron Network) được ứng dụng để mô hình hóa các điều kiện tối ưu cho bệnh sốt rét với 15 tiêu chí đầu vào và các dữ liệu lấy mẫu thực địa. Kết quả cho thấy bản đồ nguy cơ bệnh sốt rét có mức độ tương đồng cao với dữ liệu lấy mẫu thực tế. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của việc ứng dụng GIS và trí tuệ nhân tạo trong thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ bệnh sốt rét bằng dữ liệu viễn thám.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-18
Chuyên mục
Bài viết