03. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO KHÔNG GIAN CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỨNG TRÊN KHU VỰC BẮC BỘ TRONG THỜI KỲ MÙA HÈ

  • Duyên Nguyễn Thị Mỹ
  • Linh Trần Đình
Từ khóa: Chuyển động thẳng đứng; Dòng giáng; Dòng thăng; Phân bố không gian.

Tóm tắt

Bài báo sử dụng số liệu tốc độ thẳng đứng w và tốc độ gió u, v trên 23 mực đẳng áp để xem xét đặc điểm phân bố không gian của tốc độ thẳng đứng trên khu vực Bắc Bộ. Kết quả cho thấy dòng thăng có ưu thế trên khu vực trong thời kỳ nghiên cứu. Bên cạnh đó, tốc độ thẳng đứng phân hóa lớn theo không gian, đặc biệt là theo chiều đông – tây. Đặc điểm chuyển động thẳng đứng cũng khác nhau trong các lớp khí quyển. Trong lớp biên, tốc độ thăng ở khu vực Đông Bắc (KVĐB) mạnh hơn ở khu vực Tây Bắc (KVTB); ngược lại trong lớp 800 - 600hPa và lớp khí quyển trên mực 600hPa tốc độ dòng thăng ở KVTB lại mạnh lơn. Sự xuất hiện dòng thăng mực thấp ở KVĐB do sự hội tụ của đới gió đông tầng thấp. Trong khi, dòng thăng từ mực 800hPa trở lên là do sự hội tụ trong đới gió tây hoặc đới gió tây với rìa áp cao Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, trên khu vực cũng tồn tại hai khu vực thịnh hành dòng giáng, dòng giáng thứ nhất phát triển từ bề mặt, đạt cực đại ở khoảng 850hPa và triệt tiêu ở khoảng 700hPa, dòng giáng này tồn tại trên khu vực Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ và được hình thành do hiệu ứng phơn; dòng giáng thứ hai trong lớp từ khoảng 750 - 600hPa, tồn tại trên khu vực đông Hoàng Liên Sơn trên địa phận các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang. Trên cả hai khu vực ĐBB và TBB, dòng thăng ở lớp khí quyển giữa và lớp khí quyển trên cao đều đạt cực đạt trong tháng 7, tháng 8.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-21
Chuyên mục
Bài viết