11. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN CAU, BÌNH THUẬN

  • Trần Thị Minh Hằng
  • Phạm Hòa Thành
  • Đỗ Hà Anh
  • Võ Hồng Ngọc
Từ khóa: Đa dạng sinh học; Quản lý bảo tồn; Khu bảo tồn biển; Hòn Cau

Tóm tắt

Khu bảo tồn biển Hòn Cau thuộc vùng biển huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, là một trong 16 Khu bảo tồn biển (KBTB) của Việt Nam. Đây là KBTB được đánh giá cao về đa dạng sinh học (ĐDSH) thể hiện ở sự đa dạng của thủy sinh vật, động vật đáy, rong, cỏ biển, san hô, cá, động vật không xương sống kích thước lớn, thú, chim, bò sát. Rạn san hô và thảm cỏ biển phân bố xung quanh đảo là nơi sinh sống và là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm trong đó có rùa biển, loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Tuy nhiên, công tác quản lý bảo tồn ĐDSH của KBTB Hòn Cau hiện nay chưa hiệu quả và chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Bài báo này đánh giá hiệu quả công tác bảo tồn, những khó khăn, thách thức và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH của KBTB Hòn Cau.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-10
Chuyên mục
Bài viết