05. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ GÂY MƯA TIỀN GIÓ MÙA TÂY NAM TRÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DỰ BÁO CỦA MÔ HÌNH SỐ

  • Nguyễn Viết Lành
  • Lại Ngọc Thắng
Từ khóa: Mưa tiền gió mùa; Đánh giá dự báo; Bán cầu

Tóm tắt

Bài báo đã sử dụng số liệu mưa ngày của 18 trạm khí tượng trên khu vực Tây Nguyên, số liệu mưa dự báo từ mô hình số trị IFS và số liệu tái phân tích bao gồm: độ cao địa thế vị, khí áp và gió của châu Âu (ERA7 interim) từ năm 2014 - 2018 để xác định cơ chế gây mưa trong thời kỳ tiền gió mùa trên khu vực nghiên cứu. Kết quả nhận được cho thấy: 1) Trong những đợt có mưa tiền gió mùa, trên khu vực Tây Nguyên phải có gió Nam đông nam thổi từ áp cao Hoa Đông, hoặc áp cao phụ biển Hoa Đông, hoặc áp cao nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương tới hội tụ với gió Nam tây nam thổi từ xoáy nghịch trên vịnh Bengal hoặc bán cầu Nam lên tạo thành một đới hội tụ kinh hướng phát triển đến độ cao trên mực 850mb đi qua phía Tây khu vực Tây Nguyên; 2) Mô hình IFS dự báo mưa tiền gió mùa Tây nam tại khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ dự báo đúng khá cao cho trường hợp xuất hiện mưa và không xuất hiện mưa. Đối với cấp mưa, mô hình IFS có xu hướng dự báo khống đối với mưa và dự báo sót đối với cấp mưa vừa và mưa to.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-10
Chuyên mục
Bài viết