03. GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA GIẢO CỔ LAM, DÂY THÌA CANH, SÂM CAU TRONG MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

  • Lưu Văn Huyền
  • Phạm Hồng Tính
Từ khóa: Giảo cổ lam; Dây thìa canh; Sâm cau; Tài nguyên thực vật; Vĩnh Phúc

Tóm tắt

Vĩnh Phúc là một tỉnh có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, nên vùng khu vực trung du của tỉnh có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú và đa dạng, trong đó có Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens), Dây thìa canh (Gymnema silvestre) và Sâm cau (Curculigo orchioides). Bên cạnh việc trình bày những điểm cơ bản về đặc điểm sinh học và giá trị dược liệu của 3 loài cây này, bài báo này còn đưa ra dẫn liệu về sự phân bố của chúng trong tự nhiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Giảo cổ lam, Dây thìa canh và Sâm cau là 3 loài cây thuốc nhiều hợp chất hóa học có giá trị chữa bệnh và nâng cao thể lực. Tuy nhiên, ở tỉnh Vĩnh Phúc, thì chỉ có loài Giảo cổ lam được tìm thấy trong thảm thực vật tự nhiêu (rừng thứ sinh nghèo kiệt và thảm cây bụi), với mật độ rất thấp (22 - 33 cây/ha).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-10
Chuyên mục
Bài viết