11. LỤT KARST Ở VIỆT NAM, LẤY VÍ DỤ KHU VỰC ĐÁ VÔI QUẢNG BÌNH

  • Nguyễn Tiến Hải
  • Vũ Hải Đăng
  • Nguyễn Kiên Dũng

Tóm tắt

Trên cơ sở đánh giá mối tương quan giữa lưu lượng mưa, mức thấm nước của mặt đệm, khả năng lưu trữ và tiêu thoát nước của khu vực, có thể đánh giá nguy cơ lụt karst ở 2 khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng và Tân Hóa - Minh Hóa, Quảng Bình như sau: Các khu vực xảy ra lụt karst điển hình là trũng rìa núi Phong Nha (thị trấn Phong Nha), trũng giữa núi Tân Hóa (xã Tân Hóa) và phần lớn hệ thống hang động Chuột - Tú Làn. Nguyên nhân chính có thể gây lụt karst ở Phong Nha và Tân Hóa là nước do mưa với lưu lượng mưa liên tục từ 200 mm trở lên. Nguy cơ xảy ra lụt karst ở khu vực Tân Hóa cao hơn so với ở Phong Nha về mức độ và thời gian ngập lụt.

Để ứng phó với tai biến lụt karst, các giải pháp ứng phó như sau: i) ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng: tạo điều kiện thông thoáng hoặc mở rộng đường tiêu thoát nước cho dòng sông Son kết hợp có thể xây dựng hồ chứa nước phía hạ lưu; ii) ở khu vực Tân Hóa - Minh Hóa: giải pháp hiệu quả nhất là hướng mở lối tiêu thoát nước từ dòng Rào Nam và có thể kết hợp xây dựng hồ chứa nước ở phía thượng nguồn (trong khu vực không đá vôi ở Quy Đạt); iii) trong hoạt động du lịch hang động, cần hết sức thận trọng và có phương án đối phó khi tiến hành du lịch tại đây trong mùa mưa (nhất là đối với các hang động ở Tân Hóa).
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-07-17
Chuyên mục
Bài viết