03. SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

  • Nguyễn Mạnh Khải
  • Vũ Đình Tuấn
  • Lê Thị Thu Thanh
  • Bùi Thị Huế
  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Tóm tắt

Hoành Bồ là huyện đa dạng về thành phần dân tộc: Dao (Thanh Y, Thanh Phán), Sán Dìu, Kinh, Tày, Hoa,… nên đời sống văn hóa của huyện khá phong phú. Đây là địa bàn có địa hình đồi núi tiếp giáp biển có diện tích đồi núi chiếm tới 87% diện tích tự nhiên và có độ che phủ đạt 61,1%. Do địa hình có độ dốc lớn nên thường bị ảnh hưởng của mưa lũ, đặc biệt là các sự cố môi trường như lũ quét và sạt lở đất. Kết quả điều tra khảo sát 250 người dân và 50 cán bộ địa phương tại huyện Hoành Bồ cho thấy, người dân đã nhận thức được các nguyên nhân gây ra sự cố môi trường tại địa phương là do con người tàn phá rừng tuy nhiên nhận thức này mới chỉ tập trung ở người dân có trình độ học vấn cao (64,7%). Bên cạnh đó, người dân cũng đã có những hoạt động nhằm giảm thiểu tác động sự cố môi trường trước thời điểm xảy ra: Liên tục xem dự báo thời tiết (90,5%) và sơ tán khi thấy không an toàn (78,6%); trong thời điểm xảy ra: Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền trong cứu hộ, cứu nạn (79,1%) và ưu tiên ứng cứu tính mạng con người (65,1%); sau thời điểm xảy ra: Dọn dẹp vệ sinh nơi ở và môi trường nhằm hạn chế phát sinh dịch bệnh (91,8%); Chăm sóc phục hồi cây trồng (74,1%),... Điều đó cho thấy, người dân đã có những hiểu biết khá đầy đủ về công tác ứng phó với sự cố nhưng ở đối tượng có học vấn cao, cần có những chương trình nâng cao năng lực cho người dân học vấn thấp, đặc biệt là những người không biết chữ.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-07-16
Chuyên mục
Bài viết