01. PHÂN CẤP NGUY CƠ RỦI RO DO HẠN HÁN VÀ MƯA LỚN, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG, VIỆT NAM

  • Thái Thị Thanh Minh
  • Trần Xuân Hiền
  • Tae Yoon Park

Tóm tắt

Nghiên cứu tập trung đánh giá nguy cơ rủi ro do hạn hán và mưa lớn tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được hai loại hình thế thời tiết gây hạn hán tại Lâm Đồng. Loại hình thế thời tiết gây hạn hán chủ yếu xuất hiện vào thời kỳ chính đông, thời gian không mưa kéo dài 30 ngày. Trung bình mỗi năm có 1 đến 2 đợt hạn. Các huyện thường xuyên xuất hiện hạn hán là Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Hạn hán ít xảy ra ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lộc. Nguy cơ rui ro cấp I xuất hiện ở các địa phương trong tỉnh, trừ thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lộc. Nguy cơ rủi ro cấp II xuất hiện ở huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh và Đạ Huoai. Bên cạnh đó, tại Lâm Đồng có 10 loại hình thế thời tiết gây mưa lớn, xuất hiện vào thời kỳ mùa mưa và kéo dài ít nhất 11 ngày. Phân bố mưa lớn tập trung ở phía Nam tỉnh với lượng mưa 100 - 200 mm, có thể lên đến 250 mm. Phía Đông và Bắc tỉnh Lâm Đồng, lượng mưa dao động 40 - 100 mm. Nguy cơ rủi ro cấp I do mưa lớn xuất hiện ở các địa phương trong tỉnh; rủi ro cấp độ II do mưa lớn xuất hiện tại thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Tác giả

Thái Thị Thanh Minh
Phó Trưởng bộ môn
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-07-16
Chuyên mục
Bài viết