KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH KHỬ KHOÁNG VÀ PROTEIN ĐỂ THU NHẬN CHITIN TỪ VỎ ĐẦU TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÁN SINH HỌC

  • Trần Quốc Huy
Từ khóa: Chitin, khử khoáng, khử protein, phế liệu đầu tôm, thu nhận chitin.

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành quá trình khử khoáng và protein từ vỏ đầu tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) bằng phương pháp hóa học và enzyme để đánh giá hiệu suất khử khoáng và protein giữa các phương pháp xử lý. Các thí nghiệm được thực hiện qua 3 giai đoạn: (1) Khử khoáng bằng acid HCl 1N, tỷ lệ nguyên liệu/ dung dịch acid 1/3 (w/v) ở 130 °C trong 2 đến 4 giờ; (2) Khử protein với enzyme SEB Digest F35P, tỷ lệ enzyme/ nguyên liệu 0,05 đến 0,25% (w/w) pH 3 ở 55 °C trong 24 giờ; (3) Tiếp tục khử khoáng và protein bằng NaOH 35% trong 2 đến 6 giờ ở 80 °C. Kết quả thí nghiệm thu được sản phẩm chitin có hàm lượng khoáng ở mức 7,2% (hiệu suất khử khoáng 92,8%), khử protein 10,1% (hiệu suất khử 89,9%) trong điều kiện HCl 1N, tỷ lệ nguyên liệu/ dung dịch acid 1/3 (w/v) ở 130 °C trong 3 giờ; thủy phân protein với nồng độ enzyme 0,02%, pH 3 ở 55 °C trong 24 giờ; sau đó xử lý NaOH 35% trong 6 giờ ở 80 °C

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-15
Chuyên mục
Bài viết