ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH, TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TẠI CHÂU Á

  • Nguyễn Thị Mỹ Linh

Tóm tắt

Kể từ sau hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, những tác động của tài chính toàn diện đến ổn định tài chính càng được chú trọng. Bài viết này đánh giá tác động của tài chính toàn diện, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tín dụng nội địa cung cấp cho khu vực tư/GDP, lãi suất thực, lạm phát và chất lượng thể chế đến ổn định tài chính tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á bằng phương pháp thực nghiệm. Bài viết sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM cho dữ liệu bảng từ 16 quốc gia trong giai đoạn 2008 - 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài chính toàn diện và chất lượng thể chế có tác động tích cực đến ổn định tài chính, tỷ lệ nợ xấu giảm. Trong khi đó tỷ lệ tín dụng nội địa cung ứng cho khu vực tư và lãi suất có ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định tài chính, tỷ lệ nợ xấu tăng. Các phát hiện này đưa đến một số hàm ý chính sách cho chính phủ các quốc gia đang phát triển tại khu vực này.

Từ khóa: Ổn định tài chính, tài chính toàn diện, chất lượng thể chế, GMM.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-02-07
Chuyên mục
Bài viết