PHÁT TRIỂN QUI TRÌNH CHIẾT XUẤT NÂNG CẤP ĐỂ THU HỒI TETRODOTOXIN TỪ NỘI TẠNG CÁ NÓC

  • Do Thi Cam Van
  • Nguyen Thi Phuong Dzung
  • Tran Dang Thuan
Từ khóa: Nội tạng cá nóc, tetrodotoxin, sắc ký lỏng, phương pháp đáp ứng bề mặt, tối ưu hoá.

Tóm tắt

Các dẫn xuất của tetrodotoxin (TTXs) đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nội tạng của cá nóc
của Việt Nam đã được báo cáo là có chứa hàm lượng TTXs cao, cho thấy một nguồn đầy hứa hẹn để phân lập
TTXs. Trong nghiên cứu này, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất chiết và thu hồi TTXs từ nội tạng
cá nóc thu thập từ ngư dân ở bờ biển Cần Giờ của Việt Nam đã được tối ưu hóa bằng phương pháp đáp ứng bề
mặt (RSM). Số liệu cho thấy mô hình RSM thể hiện khả năng dự đoán có độ chính xác cao hiệu suất thu hồi TTX
với hệ số R2
là 99,01% và hiệu suất thu hồi TTX cực đại được dự đoán là 99,0% ở tỷ lệ dung môi/pha rắn, nhiệt
độ chiết và thời gian chiết xuất lần lượt là 6,8mL/g, 100o
C và 41 phút. Độ tin cậy của mô hình hồi quy đã được
kiểm chứng trong một thí nghiệm nâng cấp chiết TTXs từ 10 kg nội tạng cá nóc. Dữ liệu cho thấy lần chiết đầu
tiên đạt được hiệu suất thu hồi TTXs là 95,5%, thấp hơn mức dự đoán là 3,5%. Tuy nhiên, lần chiết thứ hai tiếp
tục cải thiện năng suất phục hồi TTXs lên 98,8% rất gần với giá trị dự đoán. Do đó, việc chiết xuất lặp lại hai lần
được khuyến nghị đưa vào qui trình chiết nâng cấp để thu hồi tối đa lượng TTXs từ nội tạng trên quy mô lớn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-05
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ