NGHIÊN CỨU SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ KHÁNG NẤM CỦA NANO BẠC TỔNG HỢP TỪ DỊCH CHIẾT LÁ TRẦU KHÔNG VÀ LÁ DÂU TẰM

  • Vũ Tiến Hiếu
  • Nguyễn Ngọc Thắng
  • Bùi Văn Huấn
Từ khóa: Nano bạc, trầu không, dâu tằm, kháng khuẩn, kháng nấm.

Tóm tắt

Bài báo trình bày nghiên cứu so sánh hoạt tính kháng vi sinh vật của nano bạc được tổng hợp bằng dịch chiết lá dâu tằm (AgMul) và lá trầu không (AgPBL) với bốn
chủng vi khuẩn (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Micrococcus luteus) và hai chủng nấm (Candida albicans và Aspergillus niger) theo
phương pháp khuếch tán giếng thạch và phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Phân tích phổ UV-Vis của dung dịch AgMul và AgPBL cho thấy peak hấp thụ cực đại lần
lượt xuất hiện tại bước sóng 453nm và 442nm. Kết quả chụp ảnh TEM cho thấy các hạt nano bạc đều có dạng hình cầu với đường kính hạt dao động trong khoảng
15 - 40nm với AgMul và 10 - 20nm với AgPBL. Cả hai loại nano bạc ở nồng độ 100 và 50μg/mL đều có khả năng kháng khuẩn tốt với bốn chủng vi khuẩn thử nghiệm và
có hiệu quả kháng nấm men tốt với chủng Candida albicans. Dựa trên kết quả xác định đường kính vùng ức chế cho thấy nano bạc AgMul có khả năng kháng vi sinh tốt
hơn so với AgPBL. Hơn nữa, nano bạc AgPBL cho thấy khả năng kháng nấm mốc tốt với chủng Aspergillus niger. Kết quả nghiên cứu mở ra tiềm năng ứng dụng nano
bạc AgMul và AgPBL để xử lý kháng khuẩn, kháng nấm cho vật liệu dệt may và vật liệu da.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-21
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ