KHÍ HÓA HỖN HỢP THAN VÀ SINH KHỐI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ TỶ LỆ TRỘN ĐẾN SỰ CHUYỂN HOÁ SINH KHỐI TRÊN THIẾT BỊ TGA

  • Trần Văn Bẩy
  • Lê Đức Dũng
Từ khóa: Khí hóa, vỏ hạt điều, than nâu, đồng khí hóa.

Tóm tắt

Vỏ hạt điều (CNS) là chất thải trong quá trình chế biến hạt điều nhưng có thể coi là
sản phẩm phụ khi sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình nhiệt phân, khí hoá hoặc đốt
trực tiếp để sản xuất năng lượng ở quy mô vừa và nhỏ. Khí hoá là công nghệ tiên tiến,
tiềm năng để sản suất ra khí nhân tạo có các đặc tính đạt yêu cầu nhiệt trị, độ sạch nhất
định để ứng dụng cho các chu trình tuabin khí, thay thế khí hoá lỏng cho các lò nung
gốm sứ chất lượng cao hiện nay còn là dấu hỏi. Do vậy, việc nghiên cứu tối ưu quá trình
khí hóa than và CNS để sản xuất khí có nhiệt trị cao là vấn đề nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm hiện nay. Trong bài báo này, trình bày phương pháp và kết quả nghiên cứu quá
trình khí hóa than - sinh khối trong điều kiện nhiệt độ khác nhau và các tỷ lệ trộn khác
trên thiết bị TGA. Kết quả thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ khác nhau (550  700
o
C) và ở
tỷ lệ trộn than - CNS (20  80% sinh khối) thì chỉ ra tương ứng thời gian và tỷ lệ chuyển
hóa nhiên liệu khác nhau. Đặc biệt ở tỷ lệ trộn than - sinh khối khác nhau ta thấy rõ được
sự ảnh hưởng qua lại của mẫu trộn đến tốc độ và tỷ lệ chuyển hoá mẫu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-16
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ