ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FACENET TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

  • Phạm Việt Anh
  • Lê Xuân Hải
  • Vương Trung Hiếu
Từ khóa: Mạng neural tích chập, học sâu - nhận diện khuôn mặt.

Tóm tắt

Hệ thống nhận diện khuôn mặt là một trong những ứng dụng dựa trên nền tảng về xử lý ảnh và các phương pháp về
học máy, nó giúp máy tính tự động xác định hoặc nhận dạng một người nào đó từ một bức ảnh hay một khung hình video.
Có rất nhiều những thuật toán đã được đề cập và một trong số chúng có thể kể tới là việc so sánh các đặc điểm khuôn mặt
được trích chọn từ hình ảnh với một cơ sở dữ liệu về các khuôn mặt đã được thu thập từ trước đó (one-to-many matching)
[1]. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng các thuật toán đơn thuần như vậy thì ngay cả với một cơ sở dữ liệu ảnh nhỏ, hệ thống nhận
diện cũng sẽ tốn rất nhiều tài nguyên và thời gian trong việc tính toán mà vẫn chỉ đưa ra một dự đoán có độ chính xác rất
thấp. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ về học sâu mà đặc biệt là sự phát triển của những mạng neural
tích chập thì các hệ thống nhân diện đã được chú trọng và cải tiến đáng kể hơn bao giờ hết. Mô hình Facenet ra mắt vào
năm 2015 và được ứng dụng vào hầu hết trong các hệ thống nhận diện cho tới nay khi mang một ưu điểm nổi trội từ việc
phát triển kiến trúc mạng Siamese kết hợp với việc sử dụng một hàm mất mát linh hoạt để huấn luyện trên bộ dữ liệu ảnh
lớn. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ phân tích cũng như đưa ra một số phương pháp cải tiến cho mô hình Facenet để ứng
dụng trong việc xây dựng và phát triển một hệ thống nhận diện đáp ứng được với số lượng lớn sinh viên phục vụ cho việc
điểm danh và quản lý sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-24
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ