Ứng dụng phương pháp kính hiển vi huỳnh quang và quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier phân tích ô nhiễm vi nhựa trong nước biển Cần Giờ

  • Lê Đình Vũ
  • Đinh Văn Hiệp
  • Võ Thị Kim Khuyên
  • Lê Hùng Anh
  • Axel René Fischer
  • Christina Dornack
Từ khóa: Vi nhựa, Ô nhiễm môi trường biển, Biển Cần Giờ, Nile Red, FTIR

Tóm tắt

      Ô nhiễm hạt vi nhựa (MPs) trở thành một thách thức toàn cầu do tính chất khó phân hủy, khả năng gây hại cho sinh vật và sức khỏe con người. Đánh giá mức độ ô nhiễm MPs, đặc biệt là ô nhiễm trong môi trường biển được quan tâm trong phân tích môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thẩm định phương pháp phân tích MP trong nước biển bằng kính hiển vi huỳnh quang với thuốc nhuộm Nile Red kết hợp với quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier. Độ đặc hiệu và độ chính xác của phương pháp được đánh giá bằng cách phân tích trên các mẫu hạt vi nhựa chuẩn. Kính hiển vi huỳnh quang cho phép xác định số lượng hạt vi nhưa trong khi FTIR dùng để định tính thành phần của MPs. Năm loại MP tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu này là polyamit (PA), polyetylen (PE), polyetylen terephthalate (PET), poly(metyl metacryit) (PMMA) và polyvinyl clorua (PVC) với đường kính từ 5 đến 300 µm. Độ thu hồi của phương phương pháp định lượng có giá trị từ 88,3-96,7 %, với độ lệch chuẩn tương đối (RSD%) trong khoảng 4,6-11,0 %. Phương pháp này được áp dụng để xác định hạt vi nhựa trong 27 mẫu nước biển tại 3 địa điểm thuộc biển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm của từng loại là đáng kể, trong đó PE và PET chiếm ưu thế và hầu như trong các mẫu nước biển không chứa hạt vi nhựa loại PMMA.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-05
Chuyên mục
KHOA HOC CÔNG NGHỆ