Chế tạo màng trao đổi anion từ polyvinyl alcohol và glycidyltrimethyl-ammonium chloride sử dụng cho thiết bị khử ion điện dung màng

  • Nguyễn Ngân Tuấn
  • Ngô Hoàng Long
  • Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
  • Nguyễn Thanh Tùng
Từ khóa: Màng trao đổi anion, điện dung khử ion, polyvinyl alcohol, glycidyltrimethylammonium chloride, glutaric anhydride

Tóm tắt

    Công nghệ khử ion điện dung màng là một công nghệ khử mặn tiên tiến sử dụng dòng điện giữa hai điện cực được phủ màng trao đổi ion để loại bỏ muối ra khỏi dung dịch. So với thiết bị khử ion điện dung thông thường, việc sử dụng màng trao đổi ion (khử ion điện dung màng) giúp thiết bị tối ưu hóa hiệu suất khử muối và hiệu quả sử dụng năng lượng. Nghiên cứu này đã sử dụng polyvinyl alcohol, glycidyltrimethylammonium chloride, và glutaric anhydride để chế tạo màng trao đổi anion độc lập hoặc được gắn lên điện cực carbon. Màng composite PVA/GTMAC/GA giúp giảm độ hấp thu nước và cải thiện khả năng dẫn điện cho màng, giúp màng có khả năng ứng dụng trong điện cực của thiết bị khử ion điện dung màng. Hiệu suất khử muối của màng trao đổi anion PVA/GTMAC/GA không thua kém nhiều so với màng trao đổi anion công nghiệp, mở ra một hướng mới trong việc chế tạo màng composite từ những hóa chất rẻ tiền cùng với phương pháp sản xuất nhanh gọn và đơn giản.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-16
Chuyên mục
KHOA HOC CÔNG NGHỆ