Nghiên cứu tổng hợp và ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đến khả năng hấp phụ Congo Red của vật liệu từ tính graphit tróc nở EG@CoFe2O4

  • Nguyễn Thị Hồng Thắm
  • Đào Thị Tố Uyên
  • Đào Huỳnh Phúc
  • Nguyễn Đình Phúc
  • Triệu Tuấn Anh
Từ khóa: Graphit tróc nở, từ tính, Congo Red, XRD, FT-IR, BET, SEM, hấp phụ

Tóm tắt

     Trong nghiên cứu này, vật liệu từ tính graphit tróc nở được tổng hợp thành công bằng phương pháp sol – gel. Cấu trúc vật liệu được đánh giá bằng các phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), quang phổ hồng ngoại chuyển đổi Fourier FT-IR và đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 (BET). Kết quả phân tích XRD cho thấy, tinh thể    EG@CoFe2O4 đã được hình thành với độ tinh thể cao, phù hợp với kết quả phân tích SEM được thể hiện ở sự đồng nhất cấu trúc, sự có mặt các tinh thể có kích thước lớn, bề mặt lớn. Bên cạnh đó, mẫu vật liệu từ tính graphit tróc nở có khả năng hấp phụ Congo Red (RhB) lớn hơn so với mẫu không nạp graphit tróc nở, do chứa nhiều nhóm chức hoạt động bề mặt hơn. Cụ thể, phương pháp định lượng bằng chuẩn độ Boeh đã được sử dụng để xác định hàm lượng các nhóm chức: axit cacboxylic (0,044mmol/g), phenol (0,032mmol/g), lacton (0,020mmol/g) và tổng bazơ (0,0156mmol/g). Mặt khác, nồng độ dung dịch có sự ảnh hưởng rõ rệt đến dung lượng hấp phụ và cao nhất ở nồng độ 60mg/l với thời gian cân bằng hấp phụ là 120 phút đạt được 98,60mg/g.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-06
Chuyên mục
KĨ THUẬT - CÔNG NGHỆ