Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước các sông chính tỉnh Bình Thuận và đề xuất các giải pháp tiền đề bảo vệ nguồn nước

  • Huỳnh Phú
  • Trần Thị Minh Hà
  • Nguyễn Thị Huệ
Từ khóa: Công nghệ phù hợp xử lý nước thải; Khai thác sử dụng nước mặt; Lưu vực sông chính Bình Thuận; Phát triển nguồn nước; Ô nhiễm nước mặt.

Tóm tắt

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận đã khai thác nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch. Lưu lượng nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, trang trại chăn nuôi, xí nghiệp chế biến thủy sản…chưa qua xử lý, hoặc có xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn xả thải vào các lưu vực sông chính tỉnh Bình Thuận, là nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm. Kết quả phân tích chất lượng nước của 7 lưu vực sông chính: (i) sông Lòng Sông, (ii) sông Luỹ, (iii) sông Cái Phan Thiết, (iv) sông Cà Ty, (v) sông Phan, (vi) sông Dinh và (vii) sông La Ngà cho thấy hầu hết các vị trí lấy mẫu phân tích đều bị ô nhiễm các chỉ tiêu NH4+, Fe, DO, BOD5, NO2-, CN-, As,..mức độ khác nhau, vượt quá giới hạn quy định theo QCVN 08:2023/BTNMT. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiền đề cho mục tiêu phát triển bền vững nguồn nước, hoàn thiện các công trình thủy lợi, bảo vệ các ao hồ tự nhiên…Lựa chọn đề xuất công nghệ phù hợp, điển hình cho xử lý nước thải từ các hoạt động kinh tế khác nhau. Nước sau xử lý đạt QCVN 08:2023/BTNMT cho từng loại hình nước thải, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn nước các sông chính tỉnh Bình Thuận.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-19