Phân tích ngưỡng mưa phát sinh một số trận lũ quét, lũ bùn đá thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La

  • Vũ Bá Thao
  • Bùi Xuân Việt
Từ khóa: Lũ bùn đá; Lũ quét; Ngưỡng mưa.

Tóm tắt

Cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá dựa vào lượng mưa gặp nhiều thách thức như: trạm đo mưa ít và đặt xa khu vực tập trung nước và hình thành lũ, công nghệ dự báo mưa cho lưu vực nhỏ có địa hình chia cắt ở vùng núi còn hạn chế, ngưỡng mưa sinh lũ thay đổi theo không gian và thời gian, v.v.... Nhằm đánh giá mức độ chính xác ngưỡng mưa cảnh báo phát sinh lũ quét, lũ bùn đá, nghiên cứu này phân tích ngưỡng mưa của 16 trận mưa đã từng sinh lũ quét, lũ bùn đá thuộc các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La và so sánh với ngưỡng mưa cảnh báo lũ quét theo quy định hiện hành của Việt Nam. Bên cạnh đó, lượng mưa tích lũy sinh lũ và không sinh lũ cũng được phân tích dựa trên số liệu của 142 trận mưa thống kê từ 6 trạm đo mưa: Tam Đường, Mường Tè, Mù Căng Chải, Văn Chấn, Tuần Giáo, Bắc Yên trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 thuộc 5 năm từ 2015 đến 2019. Kết quả cho thấy, lượng mưa tích lũy sinh lũ quét, lũ bùn đá chênh lệch lớn giữa các lưu vực, biến động phổ biến trong khoảng từ 80 mm đến 240 mm, trong đó có 7/16 trận có ngưỡng thấp hơn ngưỡng cảnh báo hiện hành, tức nhỏ hơn 100 mm/24h. Rất nhiều trận mưa, 133/142 trận, có lượng mưa tích lũy lớn hơn ngưỡng mưa đã từng sinh lũ nhưng không làm phát sinh lũ quét, lũ bùn đá. Một số đề xuất nâng cao độ chính xác cảnh báo lũ quét, lũ bùn dựa vào lượng mưa cũng được trình bày trong bài báo này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-24