Đánh giá các tác động sức khỏe cộng đồng do phơi nhiễm ngắn hạn ô nhiễm PM2.5: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bình Dương

  • Tuyết Ngọc Lê
  • Châu Mỹ Duyên Nguyễn
  • Hoàng Phong Nguyễn
  • Tá Long Bùi
Từ khóa: Bình Dương; Kiểm soát ô nhiễm; PM2.5; Tác động ngắn hạn; WRF/CMAQ.

Tóm tắt

Bình Dương có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung, và là một trung tâm kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc, tỉnh Bình Dương đang phải đối mặt với vấn đề suy giảm chất lượng không khí (CLKK), đặc biệt là ô nhiễm PM2.5. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá những tác động sức khỏe cấp tính do ô nhiễm PM2.5 trong tháng 1/2019 và 7/2019. Để ước tính sự phân bố PM2.5, nghiên cứu đã áp dụng các mô hình khí tượng WRF (Weather Research and Forecast) kết hợp với chất lượng không khí CMAQ (Community Multiscale Air Quality Modeling System) và mô hình thiệt hại sức khỏe để phân tích, định lượng. Tổng số trường hợp ước tính có thể đạt 3.628 ca nhập viện điều trị nội trú và 5.980 ca thăm khám cấp cứu. Khung nghiên cứu này có thể áp dụng cho nhiều địa phương khác ở Việt Nam để đánh giá tác động của ô nhiễm PM2.5. Đồng thời, đây cũng là cơ sở khoa học ban đầu để các cơ quan quản lý đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm PM2.5 và xây dựng một Kế hoạch hành động không khí sạch nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng và đạt được những lợi ích kinh tế cho các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-12