Tính toán và phân tích chỉ số bốc thoát hơi tiềm năng và chỉ số thỏa mãn nhu cầu nước của lúa và một số cây màu tại huyện Tĩnh Gia và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ 1991–2020

  • Đào Anh Công
  • Nguyễn Văn Lượng
  • Lê Hữu Huấn
  • Phan Thị Như Xuyến
  • Ngô Sỹ Giai
Từ khóa: PET; WRSI; Bốc thoát hơi tiềm năng; Mức độ thỏa mãn nhu cầu nước; Năng suất cây trồng.

Tóm tắt

Để góp phần giúp nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, nhóm tác giả đã tập trung vào nghiên cứu, phân tích chỉ số PET và chỉ số WRSI cho hai huyện Tĩnh Gia và Quan Hóa từ 1991–2000 cho 3 vụ lúa và vụ hè thu của 3 loại cây lương thực khác. Các kết quả cho thấy giá trị PET dịch chuyển theo chu kỳ: Tháng 12 và tháng 1 thấp nhất năm, tháng 3–5 giá trị tăng dần, giá trị đạt đỉnh vào tháng 6–7 sau đó giảm dần từ tháng 8–11. Giá trị của PET ở Quan Hóa cao hơn ở Tĩnh Gia. Giá trị WRSI của lúa đông xuân ở các huyện ở mức hạn nặng đến rất nặng; Với lúa hè thu, huyện Quan Hóa có chỉ số hạn nhẹ và không bị hạn, cao hơn so với Tĩnh Gia ở mức hạn trung bình và hạn nhẹ; Với cây lúa mùa, cả 2 huyện đều có độ thỏa mãn nhu cầu nước đạt mức hạn trung bình. Đối với cây ngô, cây lạc và cây đậu tương hè thu, Quan Hóa đạt mức thỏa mãn nhu cầu nước hạn trung bình, huyện Tĩnh Gia ở mức hạn nặng và hạn rất nặng. Trong từng vụ cây trồng, giá trị năng suất và WRSI có chiều hướng tỉ lệ thuận với nhau, tuy nhiên khi WRSI biến động khá nhiều theo từng năm thì năng suất cây trồng chỉ có biến động nhẹ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-27