Đánh giá đặc tính sợi xơ dừa qua quá trình xử lý với các dung môi và nhiệt độ khác nhau

  • Đặng Trương Nhân
  • Nguyễn Vũ Việt Linh
  • Trần Thanh Tâm
Từ khóa: Sợi xơ dừa; Cơ tính; Xử lý bề mặt.

Tóm tắt

Xơ dừa là một trong những vật liệu tự nhiên có thành phần cellulose cao và được nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực theo xu hướng phát triển bền vững. Bài báo tập trung đánh giá sự thay đổi các đặc tính của sợi xơ dừa sau khi xử lý bằng các dung môi (H2O, NaOH, NaOH/H2O2) và nhiệt độ xử lý khác nhau. Sự thay đổi về kích thước sợi, cơ tính và thành phần hóa của sợi xơ dừa được phân tích và đánh giá. Kích thước trung bình sợi giảm từ khoảng 300 μm còn khoảng 240 μm sau khi xử lý với các dung môi. Độ giãn dài của các mẫu xử lý bằng dung môi đều tăng từ 35% lên đến khoảng 50% (NaOH/H2O tại 80°C). Độ giãn dài lẫn độ bền kéo của sợi xơ dừa giảm khi nhiệt độ dung môi tăng từ 70°C lên 90°C. Cơ tính sợi đạt được tốt nhất khi xử lý bằng NaOH ở 80°C (σ~200MPa). Sự có mặt của H2O2 làm giảm độ bền kéo của sợi xơ dừa. Thành phần hóa học của sợi xơ dừa được đánh giá bằng phổ FTIR cho thấy tác động của dung môi và nhiệt độ không đáng kể. Kết quả cho thấy cơ tính của sợi xơ dừa bị ảnh hưởng bởi các dung môi và nhiệt độ xử lý bề mặt sợi. Điều này tạo cơ sở nền cho các nghiên cứu ứng dụng sợi xơ dừa trong các lĩnh vực khác nhau.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-22