Đánh giá khả năng áp dụng giải pháp thoát nước đô thị bền vững tại khu vực đang đô thị hóa ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Thị Mai Lan
  • Trần Đức Dũng
  • Châu Nguyễn Xuân Quang
  • Ngô Ngọc Hoàng Giang
  • Hồ Văn Hòa
  • Lưu Văn Tấn
Từ khóa: Đang đô thị hóa; Huyện Bình Chánh; EPA–SWMM; SUDS

Tóm tắt

Quá trình đô thị hóa và tác động của biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt cục bộ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng áp dụng giải pháp thoát nước đô thị bền vững (SUDS) ở khu vực đang đô thị hóa, huyện Bình Chánh. Nghiên cứu sử dụng mô hình EPA–SWMM để mô phỏng 2 kịch bản áp dụng SUDS: KB1 (Tăng khả năng lưu trữ tạm thời để tái sử dụng nước mưa) và KB2 (Làm giảm lưu lượng đỉnh của dòng chảy), xây dựng bộ tiêu chí kết hợp với khảo sát 30 hộ dân, 10 chuyên gia và chính quyền địa phương để đánh giá khả năng áp dụng SUDS. Kết quả mô phỏng kịch bản đã mang lại hiệu quả giảm ngập đáng kể: KB1 với thời gian ngập giảm 2,68% và tổng lượng ngập giảm 0,52%; KB2 với thời gian ngập giảm 22,85% và tổng lượng ngập giảm 17,24%. Dựa trên mức độ phù hợp với bộ tiêu chí và kết quả khảo sát các bên liên quan cho thấy, vỉa hè thấm và vườn mưa được đánh giá phù hợp với khu vực nghiên cứu nhất, tiếp theo là hệ thống thu nước mưa và cuối cùng là mái nhà xanh. Nghiên cứu kết luận SUDS giúp giảm ngập đáng kể và nên được áp dụng để góp phần hỗ trợ công tác quản lý rủi ro ngập lụt đô thị hiệu quả hơn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-20