Ứng dụng WRF/CMAQ mô phỏng ô nhiễm PM10 từ hoạt động giao thông – Trường hợp Tp. Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Châu Mỹ Duyên
  • Nguyễn Hoàng Phong
  • Bùi Tá Long
Từ khóa: Ô nhiễm không khí; Phát thải giao thông; Khí tượng; PM10; WRF/CMAQ

Tóm tắt

Kết quả quan trắc chất lượng không khí ven đường tại Tp.HCM trong 2 năm
2017–2018, cho thấy, nồng độ bụi PM10 trung bình ngày nằm trong ngưỡng 25–133 g/m3
với 2017, ngưỡng 50–120 g/m3 với 2018, tuy còn đạt QCVN 05:2013/BTNMT nhưng vẫn
ở mức cao. Trong bối cảnh bụi mịn có thể được vận chuyển trên một khoảng cách khá xa,
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, mô hình hóa vẫn là một trong những công cụ hữu hiệu
để đánh giá mức độ phát tán PM10 nhiễm tới các huyện ngoại thành như Cần Giờ, Bình
Chánh, Nhà Bè nơi mật độ trạm quan trắc giới hạn. Nghiên cứu này ứng dụng hệ thống mô
hình WRF/CMAQ đánh giá diễn biến theo không gian, giai đoạn 01–15/10/2017. Thời điểm
được lựa chọn khi nồng độ bụi PM10 có tần suất nồng độ cao đột biến. Trong nghiên cứu
này đã sử dụng bộ dữ liệu phát thải toàn cầu, thực hiện bước hiệu chỉnh theo phương pháp
phương pháp đồng nhất dữ liệu giữa các kết quả quan trắc và mô phỏng nhằm nâng cao chất
lượng mô phỏng. Cách tiếp cận bài báo này cho phép mở rộng phạm vi ứng dụng cho các
tỉnh thành khác trong điều kiện hạn chế số liệu quan trắc tại Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-18