Nghiên cứu xâỵ dụng hê thống dự báo tổ hợp thời tiết ngắn hạn cho khu vực việt nam dựa trên cách tiếp cận mô hình đa phân tích. Phần iii. Kết quả đánh giá dự báo xác xuất

  • Võ Văn Hòa
  • Lê Đức
  • Đỗ Lệ Thủy
  • Dư Đức Tiến
  • Nguyễn Mạnh Linh
  • Nguyễn Thanh Tùng
Từ khóa: tổ hợp thời tiết ngắn hạn, mô hình đa phân tích

Tóm tắt

Phần I và. II của bài báo này đăng trên Tạp chí Khí tượng Thủy văn tháng 3 và 4/2012 đã trình bày về phương pháp luận xây dựng hệ thống dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngân (SREPS) cho khu vực Việt Nam và một số kết quà đánh giá dự báo trung bình tổ hợp. Bài báo này trình bày một số kết quả đánh giá dự báo xác suất dựa trên 20 dự báo thành phân của SREPS. Các kết quả đánh giá và phân tích kỹ nâng dựbáo xác suất được thực hiện cho một số yếu tố dựbáo bể mặtnhưmưa, nhiệt độ ở độ cao 2 mét, ...và trên cao như độ cao địa thế vị, gió, độ ẩm và nhiệt độ tại các mực 850mb, 700mb và 500mb. Nói chung, các kết quả đánh giá cho thấy dự báo xác suất cho mưa tích lũy 6 giờ từ hệ thống SREPS chỉ có độ tin cậy và kỹ năng dựbáo cho các ngưỡng mưa nhộ và vừa. Theo mùa dự báo, các dự báo trong mùa thu là tin cậy nhất, kế tiếp là mùa hè. Dự báo mưa tích lũy trong các mùa đông và mùa hè là không tin cậy. Dự báo các biến bề mặt như nhiệt độ, áp, gió và ẩm từ SREPS thường có độ tán nhỏ dẫn đến chất lượng dự báo xác suất không cao. Trong khi dựbáo khí áp trung bình mực biển thường cho thấy xu hướng thiên cao. Ngoài ra, SREPS cho dự báo uvàv với độ tán nhỏ và thiên cao đối với H và T trên các mực 850mb, 700mb và 500mb. Dự báo tin cậy chỉ được tìm thấy trong một vài trường hợp cụ thể như dự báo H mực 500mb tại các hạn dự báo +48h và +72h trong mùa đông.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-09