Đánh giá tình hình thực hiện Cơ chế tín chỉ chung JCM tại Việt Nam: Kinh nghiệm để tiến tới triển khai Điều 6 của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu

  • Nguyễn Thành Công
  • Trần Tiến Dũng
Từ khóa: Cơ chế tín chỉ chung; Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Tóm tắt

Theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 bằng nguồn lực trong nước và có thể cắt giảm 25% nếu có sự hỗ trợ tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực của quốc tế thông qua các hoạt động hợp tác đa phương, song phương và thực hiện các cơ chế trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Cơ chế tín chỉ chung JCM là ví dụ điển hình cho hoạt động hợp tác tiếp cận theo Điều 6.2 trong Thỏa thuận Paris, quy định về việc trao đổi nỗ lực giảm nhẹ quốc tế (ITMO). Bài báo sẽ cung cấp thông tin và đánh giá tình hình thực hiện Cơ chế JCM tại Việt Nam, cũng như phân tích mối liên hệ giữa Cơ chế JCM và Điều 6 của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Từ đó, kết quả của bài báo sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo sự chuẩn bị tiến tới triển khai các cơ chế mới trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, góp phần giúp Việt Nam đạt được cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-12