Chất lượng nước sông Cái Nha trang trước và sau khi có đập ngăn mặn

  • Huỳnh Phú
  • Nguyễn Lý Ngọc Thảo
  • Đặng Văn Đông
  • Vũ Hữu Dụng
Từ khóa: Chất lượng nước, Đập ngăn mặn, Xâm nhập mặn, Sông Cái Nha Trang

Tóm tắt

Sông Cái Nha Trang là một trong ba con sông lớn của tỉnh Khánh Hòa, sông này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh, phát triển kinh tế–xã hội. Nghiên cứu, sử dụng mô hình MIKE với mô–đun MIKE NAM để tính toán dòng chảy do mưa, làm điều kiện đầu vào cho mô–đun MIKE 11, mô phỏng thủy lực xâm nhập mặn và chất lượng nước tập trung chính thành phố Nha trang, thị xã Ninh hòa,
thị trấn Diên khánh…Khi chưa có đập, ở thượng lưu các thông số như BOD5 : 8,5 mg/l, tổng N 1,62–5,22 mg/l, các thông số này cũng tăng dần theo thời gian trong mùa kiệt. Độ mặn khi triều cao lên đến 31,55‰. Khi đập được xây dựng BOD5 giảm từ 8,5 mg/l xuống 4,13 mg/l, độ mặn < 4‰. Bài báo trình bày các kết quả ứng dụng bộ mô hình Mike 11 mô phỏng diễn biến chất lượng nước sông Cái Nha Trang trước và sau khi có đập ngăn mặn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-12