Tình trạng miễn dịch sau tiêm vacxin phòng bệnh và tình hình bệnh dịch tả lợn trên địa bàn tỉnh Kontum

  • Trương Quang

Tóm tắt

Tại Kon Tum, hàng năm Chi cục thú y vẫn tổ chức tiêm phòng vacxin Dịch tả lợn cho đàn lợn nhưng bệnh vẫn lẻ tẻ  xảy ra với triệu chứng lâm sàng không điển hình, khó chẩn đoán phát hiện. Phản ứng ELISA kiểm tra kháng thể dịch tả lợn (DTL) cho thấy, tình trạng miễn dịch chống bệnh DTL của đàn lợn trên địa bàn tỉnh Kon Tum rất đáng lo ngại. Tỷ lệ bảo hộ đàn lợn ở từng vùng nghiên cứu có sự khác nhau, vùng III cao nhất (30,0%); vùng II (20,0%); thấp nhất ở vùng I (15,0%). Khi nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch đối với các lứa tuổi của đàn lợn đựơc nuôi tại đây cho thấy tỷ lệ bảo hộ đối với đực giống là 72,73%; ở đàn lợn nái giống thấp hơn (64,77%); ở đàn lợn thịt rất thấp (11,94%). Đáp ứng miễn dịch của đàn lợn giảm theo thời gian, tỷ lệ bảo hộ sau 21 ngày đạt 77,50%; sau 90 ngày đạt 77,39%; sau 180 ngày chỉ còn 34,21%. Nguyên nhân làm phát sinh và lây lan bệnh DTL tại các địa phương nghiên cứu chủ yếu là nguồn dịch tại chỗ (46,15%); do lây từ huyện khác (9,40%) và từ tỉnh khác vào (11,11%). Ở mỗi vùng sinh thái, tỷ lệ lợn bị bệnh dịch tả có sự khác nhau: Cao nhất ở vùng I (3,60%); vùng II (1,41%); thấp nhất ở vùng III (1,32%).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-11-21
Chuyên mục
Bài viết