Ảnh hưởng của chitosan đến sinh trưởng và năng suất của lúa trồng trong điều kiện bón đạm thấp

  • Trần Anh Tuấn

Tóm tắt

Thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả của chitosan (N-axetyl-β-D-glucosamin) đến sinh trưởng, phát triển và sự hình thành năng suất của lúa Khang Dân 18 được tiến hành ở vụ hè và vụ thu năm 2007. Các cây thí nghiệm được trồng trong chậu vại, diện tích 0,71 m2/chậu. Có 2 mức đạm bón: 0,36g N (N1)/chậu và 0,50 g N (N2)/chậu với cùng mức lân và kali (0,64 g P2O5 + 0,64 g K2O/chậu). Sau khi cấy 20 ngày, phun chitosan ở 4 nồng độ: 0 ppm; 10 ppm; 20 ppm và 30 ppm. Kết quả cho thấy, phun chitosan không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và số bông/khóm nhưng làm tăng chiều cao cây và diện tích lá. Phun chitosan cũng làm tăng chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD), tăng cường độ quang hợp ở giai đoạn làm đòng và sau trỗ 20 ngày. Ở mức phân đạm bón thấp, các cây được xử lý chitosan có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao hơn đối chứng (chitosan 0 ppm). Trong đó, phun chitosan nồng độ 30 ppm cho năng suất cá thể cao nhất, đạt 28,6 g hạt/khóm (N1) và 29,9 g hạt/khóm)
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-11-21
Chuyên mục
Bài viết