Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng hoa và đa dạng di truyền của một số mẫu giống hoa hồng được chọn lọc tại Gia Lâm, Hà Nội

  • Nguyễn Mai Thơm

Tóm tắt

Mặc dù có nhiều giống hoa hồng đã được trồng phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng những giống hoa mới có triển vọng với các đặc tính quý như năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và thích nghi với điều kiện sinh thái ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam vẫn còn hạn chế. Các mẫu giống  từ các nguồn thu thập khác nhau: Trung Quốc, Nhật Bản và 3 mẫu giống địa phương (ĐL13, HB2, TH8) được đánh giá về đặc điểm sinh trưởng, năng suất, chất lượng và đa dạng di truyền. Giống P3 nhập từ Pháp được sử dụng làm giống đối chứng. Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Phát triển VAC Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2007. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng giống JP30, JP32 và Q6 tương đương với đối chứng P3. Chiều dài cành cấp 1 từ 66,3 cm đến 69,7 cm, đường kính thân từ 0,5 - 0,52 cm, đường kính hoa từ 8,7 - 10,52 cm. Những giống này cho năng suất hoa cao từ 129.000 đến 156.000 hoa/ha/vụ và có khả năng chống chịu với bệnh đốm đen, nấm phấn trắng và nhện đỏ. Phân tích đa dạng di truyền của 10/12 mẫu giống bằng các đặc điểm hình thái và chỉ thị phân tử, sử dụng phương pháp PCR - RAPD, kết quả chỉ ra các giống thí nghiệm khá đa dạng, chia làm 2 nhóm chính. Ba mẫu giống hoa hồng (JP30, JP31 và JP32), mặc dù có nguồn gốc chung là Nhật Bản, nhưng chúng thuộc hai nhóm khác nhau và có khoảng cách di truyền tương đối cao (~0,34). Hai mẫu giống Q6 và P3 có khoảng cách di truyền thấp (~0,22), được xếp chung vào cùng một nhóm. Kết quả phân tích này vô cùng quý giá cho công tác lựa chọn cặp lai để tạo giống mới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-11-21
Chuyên mục
Bài viết