Những giải pháp chủ yếu phát triển nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

  • Bùi Văn Tiến

Tóm tắt

Nghề đan cói được coi là một mũi nhọn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn, một huyện ven biển ở phía Nam tỉnh Ninh Bình. Năm 2006 có tới 28.000 hộ và 41 cơ sở doanh nghiệp làm nghề đan cói và kinh doanh các sản phẩm có nguyên liệu từ cói, đã tạo ra  8.000.000 sản phẩm từ nguyên liệu cói, với 2.000 mặt hàng mang những nét độc đáo riêng, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nuớc. Có nhiều sản phẩm xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao như thảm cói, khay cói, hộp cói,... Giá trị sản xuất nghề đan cói năm 2006 đạt hơn 190 tỷ đồng chiếm 82,1% trong cơ cấu GDP ngành công nghiệp, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 123 tỷ đồng. Nghề đan cói ở huyện Kim Sơn tuy đạt được những thành quả bước đầu song hiện tại đang nảy sinh những vấn đề bất cập. Bằng phương pháp phân tích SWOT, bài viết đã chỉ ra 14 điểm thuận lợi và cơ hội, 11 điểm khó khăn và thách thức của nghề đan cói của Kim Sơn. Từ đó, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển nghề đan cói cho huyện Kim Sơn - Ninh Bình
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-11-21
Chuyên mục
Bài viết