Đánh giá tác động của chương trình tập huấn Quản lý dịch hại tổng hợp trên sản xuất lúa ở Thái Bình

  • Nguyễn Tuấn Sơn

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động về kinh tế - xã hội của chương trình huấn luyện IPM cho hộ nông dân trồng lúa ở tỉnh Thái Bình, chủ yếu trên các mặt tăng năng suất lúa, giảm chi phí thuốc trừ sâu sử dụng ở các hộ tham gia tập huấn và hàng xóm của họ (những hộ chưa được tham gia tập huấn IPM nhưng có thể học hỏi kinh nghiệm của các hộ đã tập huấn). Nghiên cứu này sử dụng số liệu điều tra của hai huyện thuộc tỉnh Thái Bình trong vụ xuân 2004. Số liệu điều tra bao gồm các thông tin về sản xuất lúa, các phương pháp phòng trừ sâu bệnh và các chỉ tiêu kinh tế xã hội chung của các hộ điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất và thu nhập từ trồng lúa của các hộ tham gia tập huấn IPM cao hơn nhiều so với các hộ chưa được tham gia chương trình IPM ở cả hai huyện điều tra và chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân IPM thấp hơn nhiều so với các hộ chưa tham gia chương trình IPM; đặc biệt chi phí thuốc trừ sâu, giống và lao động thuê đã giảm một cách đáng kể. Đồng thời, do tác động của chương trình tập huấn nên số lần phun thuốc sâu cũng như thời gian mỗi lần phun thuốc của nhóm nông dân IPM thấp hơn nhiều so với nhóm nông dân chưa tập huấn. Các nông dân IPM dễ dàng nhận biết ít nhất 5 loại thiên địch và họ cũng chưa phun thuốc ngay khi quan sát thấy sâu bệnh xuất hiện trên ruộng lúa mà còn tiếp tục theo dõi rồi mới quyết định có phun thuốc hay không.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-11-21
Chuyên mục
Bài viết