Công tác tái định cư dự án thủy điện Sơn La dưới góc độ phong tục và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc

  • Nguyễn Văn Quân
  • Nguyễn Thị Vòng
  • Trang Hiếu Dũng
  • Nguyễn Tất Cảnh

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự thay đổi về phong tục và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc bị ảnh hưởng bởi các chương trình tái định cư, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị góp phần ổn định đời sống của đồng bào dân tộc sau tái định cư. Nghiên cứu được triển khai trên địa bàn
huyện Tủa Chùa, thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên. Kết quả điều tra 80 hộ dân tại 2 điểm tái định cư huyện Tủa Chùa và 100 hộ tại khu tái định cư thị xã Mường Lay cho thấy: (i) Tại các điểm tái định cư, qui mô thường là 100 hộ, diện tích đất thổ cư dao động từ 300 đến 500 m2. Dữ liệu tại các nơi ở cũ là 30 đến 50 hộ/bản, diện tích thổ cư từ 1.750 đến 3.000 m2. Ngoài những thay đổi về qui mô bản và diện tích đất thổ cư, cấu trúc bản làng tại điểm tái định cư cũng đã có những thay đổi so với nơi ở cũ. (ii) Tập quán canh tác của người dân đã thay đổi khi đến điểm tái định cư. Tại khu tái định cư, hình thức canh tác chủ yếu là nương rẫy cố định, bình quân mỗi hộ 1,6 ha. Điều này là khác biệt so với nơi ở cũ, với hệ thống canh tác nương rẫy luân canh quay vòng và diện tích bình quân mỗi hộ 3,4 ha hoặc canh tác lúa nước là chính. (iii) Hình thức di dân tại chỗ phần nào ít gây xáo trộn về phong tục tập quán hơn, diện tích đất canh tác nương rẫy, đất lâm nghiệp hầu như không thay đổi. Có thể nói công tác tái định cư cho đến nay chưa chú trọng đến phong tục và tập quán canh tác giữa nơi ở cũ và nơi ở mới dẫn đến việc ổn định đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn.



điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-05-05
Chuyên mục
Bài viết