Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng của môi trường và một số yếu tố tác động đến hiệu quả nuôi cấy bao phấn giống lúa Indica.

  • Võ Thị Minh Tuyển
  • Phạm Ngọc Lương
  • Vũ Văn Liết

Tóm tắt

Nuôi cấy bao phấn lúa là phương pháp tạo ra dòng thuần đơn bội kép chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình nuôi cấy bao phấn lúa phụ thuộc nhiều yếu tố: kiểu gen của cây đưa vào nuôi cấy, nhiệt độ, ánh sáng, thành phần các chất trong môi trường nuôi cấy và các kỹ thuật xử lý trước và sau khi nuôi cấy bao phấn. 4 loại môi trường cơ bản (MS, M-019, N6, SK-1) được sử dụng trong nuôi cấy bao phấn lúa và nguồn cacbon là đường Maltose và Sucrose hàm lượng là 60gam/l và 80gam/l với nồng độ aga lần lượt là 0,5%, 0,75% và 1,0%. Kết quả cho thấy môi trường N6 và SK-1 cho tỷ lệ tạo callus cao nhất, 2 môi trường MS và M-019 thích hợp cho việc tái sinh cây. Sử dụng nguồn cacbon với hàm lượng 60gam/l và nồng độ aga là 0,75% sẽ cho tỷ lệ tạo callus cao nhất. Thí nghiệm về thời gian cấy chuyển callus cho thấy khoảng thời gian 1-10 ngày sẽ cho tỷ lệ cây xanh tái sinh cao hơn và tỷ lệ cây bạch tạng tạo ra thấp hơn khoảng thời gian 15, 20 ngày. Như vậy, nếu
giữ callus trong thời gian dài trong môi trường nuôi cấy mà không chuyển sang môi trường tái sinh, tỷ lệ cây bạch tạng sẽ tăng lên và tỷ lệ cây xanh sẽ giảm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-03-31
Chuyên mục
Bài viết