Ảnh hưởng của bón natri silicat lỏng phối hợp phun natri humat lên lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa Hương thơm số 1 trồng trên một số nền đạm

  • Mai Thị Tân

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của bón natri silicat lỏng phối hợp phun natri humat lên lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa Hương thơm số 1 (HT1) trồng trên một số nền đạm đã được triển khai trên đất phù sa sông Hồng tại 2 vụ xuân và vụ mùa năm 2007. Thí nghiệm đã được triển khai trên nền phân bón 60 P2O5, 60 K2O và các nền đạm 60, 90 và 120 N có bổ sung bón lót 75 kg natri silicat lỏng/ha phối hợp phun natri humat 0,03% lên lá lúc lúa đẻ nhánh. Từ các kết quả thực nghiệm rút ra một số kết luận rằng bón phối hợp natri silicat lỏng với dung dịch natri humat phun lên lá đã làm tăng số nhánh hữu hiệu, tăng chỉ số diện tích lá, hàm lượng diệp lục, sự tích luỹ chất khô và các yếu tố cấu thành năng suất lá Hương thơm số 1 so với các công thức không xử lý có cùng nền đạm. Kết quả làm tăng năng suất thực thu từ 9 - 12% so với các công thức không được xử lý, làm tăng tính chống chịu bệnh bạc lá của lúa và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các công thức không xử lý. Để giảm lượng đạm bón và bảo vệ được độ phì của đất nên sử dụng công thức bón 90 N, 75 kg natri silicat lỏng/ha trước cấy phối hợp phun lên lá natri humat 0,03% lúc lúa đẻ nhánh
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-08-02
Chuyên mục
Bài viết