Ưu thế lai về các đặc tính quang hợp và nông học của ngô lai F1 (zea mays L.)

  • Phạm Văn Cường

Tóm tắt

Nghiên cứu này tiến hành đánh giá ưu thế lai (UTL) về các đặc tính quang hợp và nông học ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (7 - 9 lá), giai đoạn trỗ và chín sữa của 3 tổ hợp ngô lai (THL) F1 và dòng bố mẹ (TP02A1/PR1025, AV10/II14, TC297/VN2). Kết quả thí nghiệm cho thấy, tất cả các THL F1 đều cho UTL dương về cường độ quang hợp (CĐQH) ở cả 3 giai đoạn sinh trưởng. UTL về CĐQH cao nhất ở giai đoạn chin sữa, ở giai đoạn này giá trị UTL thực vượt dòng bố hoặc mẹ tốt nhất là 11% -31% và UTL chuẩn vượt trung bình bố mẹ là 17% - 43%. Ở cả con lai F1 và dòng bố mẹ, cường độ quang hợp có tương quan thuận với chỉ số SPAD (một chỉ tiêu tương quan thuận với hàm lượng diệp lục) ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, nhưng không tương quan với chỉ số khối lượng riêng lá (một chỉ tiêu tỷ lệ nghịch với độ dày lá). Thời gian sinh trưởng của tất cả các THL đều ngắn hơn so với dòng bố mẹ. Tất cả các THL đều cho UTL dương về chỉ số diện tích lá (LAI) và khối lượng chất khô tích luỹ ở cả 3 giai đoạn sinh trưởng. Năng suất hạt có tương quan thuận với cả cường độ quang hợp ở giai đoạn trỗ. Tất cả các THL đều cho UTL dương vượt dòng bố hoặc mẹ tốt nhất về năng suất hạt (Hb = 174% - 267%) và vượt trung bình bố mẹ (Ht = 327% - 405%). UTL về năng suất hạt chủ yếu do UTL về số hạt/hàng.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-07-31
Chuyên mục
Bài viết