Ảnh hưởng của xử lý ethylmethane sulphonate in vitro đối với cây cẩm chướng

  • Nguyễn Thị Lý Anh

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm bước đầu làm rõ tác động gây đột biến của xử lý ethylmethane sulphonate (EMS) in vitro cho cây cẩm chướng. Trong thí nghiệm, các đoạn thân mang mắt ngủ của cây in vitro được ngâm trong dung dịch EMS với nồng độ khác nhau (từ 0 - 1,0%) với thời gian 1 - 3 giờ sau đó được đặt trên máy lắc với tốc độ 100 vòng/phút. Mẫu được nuôi cấy trên môi trường tạo chồi MS + 1ppm Kinetine và sau đó được chuyển sang nuôi cấy trên môi trường tạo rễ MS + 0,5 ppm α- NAA. Kết quả cho thấy, nồng độ EMS càng cao, thời gian xử lý mẫu càng dài thì tỷ lệ mẫu sống và phát sinh chồi càng giảm. Xử lý EMS đã làm tăng tỷ lệ biến dị cho cây cẩm chướng nuôi cấy in vitro từ 5,1 đến 22,7 lần so với đối chứng. Nồng độ và thời gian xử lý thích hợp là 0,4% EMS trong thời gian 2 giờ. Sau xử lý, thu được năm dạng chồi biến dị (A, B, C, D, E). Mức độ tăng trưởng chiều cao, số lá và khả năng ra rễ của các dạng chồi giảm dần theo thứ tự: A > B > D > E > C. Trên cơ sở số liệu thực nghiệm đã xây dựng được mô hình toán học biểu diễn mối quan hệ giữa khả năng sống của mẫu cấy, tỷ lệ biến dị của chồi với nồng độ EMS và thời gian xử lý mẫu. Các kết quả trên tạo cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ xử lý đột biến in vitro trong tạo giống hoa cẩm chướng mới ở Việt Nam
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-07-31
Chuyên mục
Bài viết