Nghiên cứu tái sinh in vitro và chuyển gen green fluorescent protein vào cây hoa loa kèn (Lilium longgiflorum) nhờ vi khuẩn agrobacterium

  • Nguyễn Thị Lý Anh

Tóm tắt

Kỹ thuật chuyển gen được sử dụng để chọn tạo các giống cây trồng mang đặc tính mong muốn. Thông qua nghiên cứu nuôi cấy mô vảy củ in vitro và chuyển gen GFP (green fluorescent protein) vào callus hoa loa kèn trắng (Lilium longiflorum) nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens, đã xác định được môi trường tái sinh thích hợp cho mô nuôi cấy và làm rõ ảnh hưởng của một số khâu kỹ thuật đến quá trình chuyển gen. Khẳng định được môi trường tốt nhất để tạo callus là MS +8% saccarose + 0,5mg/l BA + 0,5mg/l 2,4D và để tái sinh chồi từ callus nên sử dụng môi trường MS + 2% saccarose + 0,25mg/l BA. Quá trình chuyển gen GFP đạt hiệu quả cao khi callus được nuôi cấy khởi động 5 ngày trước khi lây nhiễm vi khuẩn và để lây nhiễm vi khuẩn callus được cắt trên giấy thấm, ngâm trong dung dịch vi khuẩn trong 5 phút, sau đó đồng nuôi cấy trong 3 ngày. Gen GFP được biểu hiện với tỷ lệ cao ở callus (52,38 - 62,35%) và rễ của cây tái sinh (31,25 - 52,94% ) trong khi ở chồi tái sinh tỷ lệ này chỉ đạt 1,25%. Các kết quả này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong tạo giống hoa loa kèn chuyển gen
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-07-31
Chuyên mục
Bài viết